12 Phong cách thiết kế thịnh hành nhất hiện nay

Bạn đã nhận căn hộ của mình, và bạn đang phân vân sẽ lựa chọn thiết kế cho căn hộ của mình một không gian như thế nào? Đối với mỗi phong cách đều mang một màu sắc riêng, một không gian sống khác biệt. Bài viết 12 phong cách thiết kế nội thất dưới đây H-DECOR sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn tổng quan về từng đặc điểm của các phong cách hot nhất hiện nay trong thiết kế căn hộ chung cư.

1/ Phong cách thiết kế tối giản hiện đại (Minimalist)

Hiện tại phong cách này đang dần trở nên ưa chuộng trong cuộc sống ngày nay bởi sự đơn giản và tinh tế của chúng. Ở Minimalist, các chi tiết phụ đều được tiết chế, chỉ giữ lại những nội thất chủ chốt và tích hợp công năng vào đấy. Vừa lại sự tiện nghi, vừa tiết kiệm không gian cho căn hộ.
Đối với phong cách thiết kế này bạn sẽ tìm thấy được sự an yên trong tâm hồn và buông bỏ mọi phiền não bên ngoài. Màu sắc chủ đạo của phong cách thiết kế: Trắng, be, xám, đen, nâu gỗ tự nhiên,… Hạn chế các màu quá nổi bật cùng chi tiết hoa văn cầu kỳ. Dù bạn thuộc tầng lớp nào thì phong cách này vẫn phù hợp bởi tính tiết kiệm và không cầu kỳ.

2/ Phong cách thiết kế mộc mạc (Rustic)

Phong cách này ưu tiên sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên, chủ đạo là gỗ. Các nội thất gỗ tự nhiên cùng, sợi mây, tre, rễ cây,…. Thông thường các thiết kế này được bắt gặp nhiều ở các khu nghỉ dưỡng, nhà ở nông thôn hoặc những người yêu thích thiên nhiên, mộc mạc, đơn sơ.

3/ Phong cách thiết kế cổ điển

Hầu hết chúng ta đều nhắc tới thiết kế nội thất phong cách cổ điển như một xu hướng du nhập từ châu Âu mà ít ai biết rằng phong cách này lấy cảm hứng từ nền kiến trúc của La Mã và Hy Lạp
Về cơ bản, nội thất Cổ điển được thiết kế dựa trên các nguyên tắc, sự cân bằng và đối xứng theo quy định chặt chẽ. Không gian hiện lên với sự chau chuốt, cầu kỳ và nét đẹp cổ kính vượt thời gian bởi những đường nét vòng cung, những chi tiết phào chỉ hay hoa văn chạm trổ công phu và đẹp mắt. Một đặc điểm dễ nhận biết nhất của phong cách này là kỹ thuật dát vàng, dát bạc cho đồ nội thất hoặc vật trang trí. Tuy nhiên, nếu không khéo léo những chi tiết như thế có thể phản tác dụng, khiến không gian bị rối, màu mè và gây ra cái nhìn tiêu cực và cảm giác khó chịu cho người chiêm ngưỡng.

4/ Phong cách thiết kế Retro

Phong cách retro ra đời từ những năm 1950 – 1970 đã mang đến sự thay đổi lớn trên toàn thế giới. Thuật ngữ retro bắt nguồn từ tiếng latin retro tiền tố, nghĩa là “phía sau” hay “trong quá khứ”. Ngụ ý của phong trào này là hướng về quá khứ thay vì sự tiến bộ hướng đến tương lai, là sự hồi tưởng, đề cập đến một hoài cổ và hướng về quá khứ. 

5/ Phong cách tân cổ điển

Kiến trúc tân cổ điển là một phong cách kiến ​​trúc do trào lưu tân cổ điển tạo ra, bắt đầu vào giữa thế kỷ 18. Kiến trúc Tân cổ điển thuần túy là sự kết hợp chủ yếu giữa kiến trúc cổ đại Hy – La, các nguyên tắc kiến trúc của Vitruvius và phong cách của kiến trúc sư người Ý Andrea Palladio.
Về hình thức, kiến ​​trúc tân cổ điển nhấn mạnh vào bức tường hơn là về phối hợp màu sáng và tối và duy trì bản sắc riêng biệt cho mỗi bộ phận của nó. Về chi tiết, kiến trúc Tân cổ điển là một phản ứng chống lại phong cách trang trí tự nhiên của Rococo. Về công thức kiến trúc, nó như là sự phát triển của một số đặc điểm cổ điển của truyền thống kiến trúc Baroque muộn. Kiến trúc tân cổ điển vẫn được thiết kế cho đến ngày nay, nhưng có thể được gắn nhãn là kiến trúc cổ điển mới cho các tòa nhà hiện đại.

6/ Phong cách thiết kế nội thất đương đại

Phong cách này sẽ chú trọng vào không gian sử dụng, các thành phần kiến trúc khá đơn giản với mảng tường, khối, và hạn chế sử dụng những chi tiết hoa văn rườm rà. Vật liệu được dùng phổ biến: gỗ, vải, nhung hay ốp da.

7/ Phong cách thiết kế Hi-Tech

Đây là kiểu phong cách thiết kế hiện đại với việc phối hợp giữa ánh sáng (đèn tường, đèn trần nhà và các nguồn sáng tự nhiên) để tạo thành một khối thống nhất. Nếu bạn là một người yêu công nghệ số, phong cách này sinh ra để dành riêng cho bạn.

8/ Phong cách thiết kế Eco

Phong cách thiết kế được sinh ra nhằm kêu gọi một lối sống thể hiện trách nhiệm cao với môi trường và bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu. Chính vì thế, những nguyên vật liệu được sử dụng trong phong cách này hoàn toàn từ thiên nhiên hoặc các sản phẩm tái chế. Nét đẹp của Eco chính là sự gần gũi, mộc mạc và thân thiện với thiên nhiên.

9/ Phong cách thiết kế Scandinavian

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy phong cách vùng biển Bắc Âu chuộng tông màu trắng, vật liệu thô mộc tự nhiên, lông thú và da. Đặc điểm khí hậu Bắc Âu lạnh giá quanh năm đã hình thành nên các dấu hiệu nhận biết về nó.
Được phát triển rộng rãi trong nhiều năm qua, sự sang trọng, tinh tế là tất cả những gì Scandinavian biểu hiện. Màu sắc thường dùng của phong cách thiết kế này là: Trắng, nâu, kem, hay những tone màu gần gũi, tự nhiên xen lẫn là hoa hoa văn mạnh mẽ, rõ nét nhằm tôn lên vẻ đẹp nội thất của Scandinavian.

10/ Phong cách thiết kế công nghiệp – Industrial

Giống như tên gọi của chúng, phong cách này sẽ mô phỏng lại không gian công nghiệp từ những năm 2000 – 2010. Đặc trưng không thể thiếu trong thiết kế nội thất: Gỗ công nghiệp, bê tông, gạch thô cùng hệ thống xây dựng lộ ra ngoài. Và bây giờ bạn hãy nghĩ ra giải pháp để biến một không gian công nghiệp trở thành nhà ở, đó chính là Industrial.

11/ Phong cách thiết kế Organic

Bằng việc hướng đến những vật liệu nội thất theo nguyên tắc tổng hoà, tạo cảm giác thân thiện giữa con người và môi trường. Nội thất theo phong cách Organic sẽ khiến không gian sống bạn trở nên gần gũi, chân thực và phá cách hơn bao giờ hết.

12/ Phong cách thiết kế Đông Dương

Đây là một trong 12 phong cách thiết kế mang tính Việt Nam nhất. Bởi Đông Dương là sự giao thoa và kết tinh độc đáo giữa Việt Nam và phong cách nội thất từ Pháp. Tạo ra một phong cách mới thể hiện được tinh hoa, bản sắc văn hoá và bề dày lịch sử của nhân dân ta.
Trên đây là 12 phong cách thiết kế được ưa chuộng nhất hiện nay, hy vọng những thông tin trên sẽ mang đến cho bạn được một chọn lựa ưng ý cho ngôi nhà của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0936425878
chat-active-icon